Có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là câu hỏi Showroom Hải Linh nhận được trong thời gian gần đây. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
Trước khi trả lời câu hỏi có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những mặt lợi hại của cách thiết kế này để có cái nhìn khách quan nhất.
Lợi ích khi làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Tiết kiệm diện tích cho không gian khác trong nhà là ưu điểm lớn nhất khi thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Ngoài ra, cầu thang là nơi nối nhiều không gian trong nhà nên việc sửu dụng nhà vệ sinh sẽ thuận lợi hơn.
Hạn chế khi làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
– Xây dựng nhà vệ sinh ở gầm cầu thang, đặc biệt là cầu thang ở trung tâm ngôi nhà sẽ tạo nên những nguồn khí có hại cho toàn thể thành viên trong nhà, đặc biệt là trẻ con.
– Nếu cầu thang gần khu bếp có thể làm ảnh hưởng đến việc nấu ăn, vi khuẩn từ nhà vệ sinh sẽ trực tiếp xâm nhập vào thực phẩm.
– Gầm cầu thang hạn chế về chiều cao và không gian nên làm nhà vệ sinh bị nhỏ hẹp.
– Phần cầu thang thường bị xây cao lên dẫn đến cầu thang khá dốc không an toàn cho người dùng.
Qua phân tích những mặt lợi và hại của việc làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, chúng ta có thể thấy cách thiết kế này gây hại nhiều hơn cho gia chủ. Tuy nhiên, ngày nay với quỹ đất hạn hẹp, đặc biệt là ở các đô thị thì nhu cầu tiết kiệm không gian là rất lớn. Vậy giải pháp nào để giải quyết những mặt còn hạn chế của cách thiết kế này?
Giải pháp thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Trước hết, việc lựa chọn đồ nội thất như thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát cũng rất quan trọng khi bạn muốn khắc phục nhược điểm của cách thiết kế này. Nên lựa chọn những thiết bị vệ sinh có chất lượng tốt, có khả năng kháng khuẩn đồng thời sử dụng gạch ốp lát cũng nên chọn loại có khả năng chống ẩm mốc, vi khuẩn. Hiện nay, hầu hết các mẫu thiết bị vệ sinh Viglacera như bồn cầu Viglacera, chậu rửa Viglacera và gạch ốp lát Viglacera đều có thể đáp ứng nhu cầu này.
Công nghệ men Nano kháng khuẩn ứng dụng trên bồn cầu Viglacera
Tiếp theo giải pháp đặt nhà vệ sinh dưới cầu thang sẽ hợp lý nhất nếu đó chỉ là một khu vệ sinh nhỏ cho khách đến nhà với nhu cầu tối thiểu, không có khu tắm, tần suất sử dụng không nhiều.
Việc còn lại của gia chủ là thiết kế phù hợp. Xử lý thoát mùi, thu hồi khí thải, đưa khí tươi bên ngoài vào nhà vệ sinh là không quá khó và không tốn kém.
Nếu nhà vệ sinh dưới tầng một được các thành viên trong nhà sử dụng với tần suất thường xuyên, gia chủ nên mở rộng diện tích với một phần dưới cầu thang, một phần bên ngoài. Nhờ đó, không gian sẽ thoải mái cho 3 khu riêng biệt: buồng tắm, bồn cầu, bồn rửa tay. Việc thiết kế hệ thống thu hồi khí thải cần theo quy chuẩn.
Ngoài ra, gia chủ có thể tách biệt các khu chức năng của WC thành những không gian riêng. Ví dụ như tách khu đi vệ sinh và khu tắm thành 2 phòng riêng, bố trí chỗ rửa tay ở bên ngoài. Nhờ đó, với gia đình đông người, các thành viên không cần phải chờ đợi nhau quá lâu.
Về yếu tố Phong thủy, bạn có thể đặt đá thạch anh bảo bình trong nhà vệ sinh. Đá thạch anh được biết đến có thể hấp thụ dương khí rất mạnh, có tính chất hút âm khí trong nhà vệ sinh, hóa giải một phần lớn khí xấu trong nhà vệ sinh sai vị trí. Đồng thời còn mang lại nhiều bình an, may mắn cho gia chủ.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những gợi ý thiết thực khi quyết định xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Chúc bạn thành công!
>>> Lựa chọn sản phẩm phòng tắm online tại https://showroomviglacera.vn/