Ở thành thị nhà ống là kiểu nhà vô cùng phổ biến, các mẫu nhà ống ở thành thị có diện tích chiều ngang khá hạn hẹp vì giá đất ở thành phố khá đắt đỏ. Chính vì vậy, không gian nhà vệ sinh trong nhà ống thường nhỏ gọn, diện tích bé hơn so với những kiểu nhà khác. Khách hàng đang băn khoăn về cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào để hợp lý nhất? bài viết sau đây của Showroom Hải Linh sẽ cung cấp tới khách hàng những thông tin hữu ích để thiết kế nhà vệ sinh phù hợp nhất cho không gian nhà ống.
>>> Tham khảo cách bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy
Diện tích nhà vệ sinh trong nhà ống phổ biến trên thị trường
Trên thị trường hiện nay, diện tích nhà vệ sinh nhà ống thường có 3 kích thước cơ bản phải kể đến đó là:
- Nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích nhỏ khoảng 1m2: với diện tích này, không gian nhà vệ sinh nhỏ hẹp chỉ có thể lắp đặt được chậu rửa và bồn cầu. Thường thì những diện tích nhà vệ sinh như thế này sẽ được đặt ở những khoảng trống trong nhà, dưới gầm cầu thang, … giúp không gian được hài hòa và đồng nhất.
- Diện tích nhà vệ sinh trong nhà ống khoảng 2m đến 4m2: với diện tích này, gia chủ có thể lắp đặt đầy đủ các sản phẩm như bồn cầu, chậu rửa, bồn tắm, sen tắm, …
Mẫu thiết kế phòng tắm 4m2 với sự kết hợp thiết bị vệ sinh Viglacera
- Nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích khoảng từ 5 đến 7m2 có thể thỏa sức lắp đặt các sản phẩm thiết bị vệ sinh đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, sở thích của gia chủ mà có thể lựa chọn được sản phẩm ưng ý, phù hợp nhất với không gian.
Đặt nhà vệ sinh ở vị trí nào trong nhà ống?
Thông thường, vị trí đặt nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng, phong thủy của tổng thể không gian nhà.
Theo quan niệm của dân gian, nhà vệ sinh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, ô uế vì vậy nhà vệ sinh không được đặt gần phòng thờ, nhà bếp, cửa chính vào nhà. Đặc biệt lưu ý, vị trí đặt nhà vệ sinh phải đón ánh sáng tự nhiên, không gian phải được thông thoáng, đón ánh sáng để không gian nhà vệ sinh luôn khô ráo, sạch sẽ, không có vi khuẩn phát triển. Vì vậy, gia chủ khi thiết kế vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà ống nên đặt ở những nơi có giếng trời, phía ngoài nhà, dễ đón ánh sáng tự nhiên, có thể lắp đặt được cửa sổ, quạt thông gió.
Nhà vệ sinh trong nhà ống nên đặt ở những vị trí trống, tận dụng được không gian bỏ trống để tổng thể ngôi nhà được ngăn nắp, thuận mắt, thẩm mỹ hơn. Những vị trí mà gia chủ có thể tận dụng để đặt nhà vệ sinh đó là: gầm cầu thang, cuối hành lang, những góc đất không được vuông, bị chéo của tổng thể không gian nhà, …
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống với thiết bị vệ sinh Viglacera
Một không gian nhà ống thiết kế nhà vệ sinh phù hợp, lắp đặt nội thất phòng tắm hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng. Những sản phẩm thiết bị vệ sinh lắp đặt cho không gian nhà ống nên lựa chọn những sản phẩm có kích thước vừa phải, không chiếm quá nhiều diện tích, đảm bảo phải phù hợp với tổng thể, đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng.
Nhằm đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, thương hiệu thiết bị vệ sinh Viglacera đã cho ra đời những sản phẩm thiết bị vệ sinh phù hợp lắp đặt với không gian nhà ống. Có thể kể tới một số sản phẩm như:
- Các sản phẩm sứ vệ sinh có thiết kế kích thước phù hợp với nhiều không gian, các sản phẩm bồn cầu, chậu rửa âm tường, âm bàn giúp tiết kiệm diện tích.
- Giá treo tường, kệ góc lắp đặt giúp tận dụng tối đa những khoảng trống, dùng để đựng đồ giúp không gian được ngăn nắp hơn.
- Mở rộng diện tích nhà vệ sinh trong nhà ống với gương điện Viglacera: với một không gian có nhà vệ sinh có diện tích hẹp, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm gương điện của Viglacera sẽ giúp không gian được thông thoáng, mở rộng hơn. Bên cạnh đó, Viglacera mới cho ra mắt các sản phẩm gương kèm tủ vừa tiện lợi, vừa đảm bảo không gian được hài hòa nhất.
- Ngoài ra, cũng nên chú trọng sử dụng sơn tường, gạch ốp lát tươi mới giúp không gian được mở rộng hơn. Chú ý nên lắp đặt hệ thống quạt thông gió, cửa sổ lớn để đón gió tươi, ánh sáng tự nhiên để không gian được thơm tho, sạch sẽ và luôn thoáng đãng.
Phần diện tích mặt sàn có chiều dài tương đối lớn hơn so với chiều ngang khiến việc lắp đặt thiết bị vệ sinh gặp nhiều khó khăn. Một lưu ý nhỏ là nếu như nhà vệ sinh, nhà tắm có diện tích từ 4m2 trở xuống thì không nên lắp đặt bồn tắm để hạn chế việc chiếm diện tích không cần thiết. Thay vào đó việc lắp đặt sen vòi Viglacera sẽ thiết thực hơn rất nhiều.
Những thiết bị nên có trong nhà vệ sinh trong nhà ống hiện đại
Sen tắm cây Viglacera VG521
Sen tắm nóng lạnh gắn tường VTX203
Với bồn cầu Viglacera thì những mẫu bồn cầu két âm tường có thiết kế nhỏ gọn đặc biệt phù hợp với nhà vệ sinh trong nhà ấm. Phần két đặt âm tường giảm đến 50% diện tích cần thiết để đặt bồn cầu trong nhà vệ sinh, nhà tắm.
Bồn cầu két nước âm tường Viglacera V50
Bồn cầu két nước âm treo tường Viglacera V55
Bồn cầu két nước âm tường Viglacera V51KA
Trong những bài chia sẻ trước, chúng tôi đã đưa ra những gợi ý về việc chọn gạch ốp lát sáng màu họa tiết đơn giản để ốp lát nhà tắm, nhà vệ sinh. Bạn có thể tham khảo nhiều mẫu gạch trên trang showroom viglacera để cập nhật những mẫu gạch mới nhất năm 2020.
Qua bài viết trên đây, Showroom Hải Linh hy vọng rằng gia chủ đã có thêm những gợi ý tốt nhất để bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống với thiết bị vệ sinh Viglacera. Đừng quên truy cập website của Hải Linh thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!